Thời
gian gần đây tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp trên toàn quốc; liên tiếp xảy
ra một số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Có rất nhiều nguyên
nhân xảy ra cháy, chủ yếu do sử dụng các thiết bị có nguy cơ cao về cháy nổ,
các thiết bị điện không an toàn.
Dự báo trong
thời gian tới, tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn
phức tạp. Thực hiện Kế
hoạch số 51/BCĐ ngày 12/9/2023 của Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ tỉnh
Nam Định về tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” và “Tháng an
toàn PCCC” năm 2023. Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của
các đơn vị, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương, người
sử dụng lao động và người lao động quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác PCCC trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, đời sống
xã hội, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, hạn chế các nguyên
nhân, điều kiện để cháy, nổ, sự cố xảy ra, hưởng ứng thực
hiện “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy - 04/10" và “Tháng an toàn
phòng cháy và chữa cháy - Tháng 10", Sở
Công Thương yêu cầu các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương,
các đơn vị thực hiện nghiêm túc một số điều sau đây:
-
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương, các đơn vị
trực thuộc xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn
dân PCCC - Ngày 04/10” và “Tháng an toàn PCCC - Tháng 10” năm 2023.
-
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC cơ sở và
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng PCCC cơ sở, đảm bảo đủ về số lượng
đội viên và phát huy khả năng thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ, xử lý đám cháy
ngay từ ban đầu. Rà soát, bổ sung các trang thiết bị dụng cụ PCCC đảm
bảo đúng quy định.
-
Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện sớm và có các biện pháp khắc phục các
thiếu sót, vi phạm về PCCN. Trong đó tập trung vào các khu vực có nguy cơ cháy
nổ cao trong các khu dân cư như cửa hàng xăng dầu, cửa hàng gas,…
-
Kiểm tra rà soát lại hồ sơ, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình
vận hành; Hệ thống điện trong các nhà xưởng, kho hàng; Hệ thống tiếp địa, chống
sét của các nhà xưởng; Các trang thiết bị PCCC, nguồn nước chữa cháy…
-
Rà soát, củng cố các phương án ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phương án chữa
cháy, biện pháp xử lý sự cố; tăng cường nguồn lực, phương tiện, vật tư tại chỗ
để sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
-
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về công tác PCCN đối với người lao động, đảm
bảo người lao động nắm rõ được các biện pháp phòng ngừa cũng như các phương án
ứng phó khi có sự cố về cháy nổ xảy ra.
-
Tăng cường chế độ trực ban, bảo vệ, tuần tra canh gác nhất là ban đêm, ngoài
giờ làm việc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố ngay từ khi mới phát
sinh.
-
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong cơ quan đơn vị trong công
tác đảm bảo an toàn về PCCC. Thực hiện nghiêm các quy trình, biện pháp đảm bảo
an toàn PCCC, phòng nổ, không để cháy lớn xẩy ra gây hậu quả nghiêm trọng về
người và tài sản, góp phần đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh./.
Phòng KTATMT