Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan hành chính nhà nước
Nghị định số
29/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công
chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ
1/5/2024.
Nghị định quy
định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý
gồm: tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức
tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu
chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Nghị định
29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức
lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, thuộc tổng cục và của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều kiện thành lập cụm công nghiệp
Chính phủ ban
hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công
nghiệp có hiệu lực từ 1/5/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành
lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Nghị định quy
định thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có trong Danh
mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
Có doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
Trong trường hợp
địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của
các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê
của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha. về bảo vệ môi trường sống của
các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 - 200 triệu đồng tùy thuộc vào các hành vi
vi phạm.
9 loại hàng nguy hiểm
Có hiệu lực từ
15/5/2024, Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31/3/2024 của Chính phủ quy định
Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
Nghị định
34/2024/NĐ-CP nêu rõ: Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm
khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính
mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Tùy theo tính
chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại.
Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực
cấm bị phạt tới 90 triệu đồng
Nghị định
38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành
chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên
bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản.
Đối với quy định
về khai thác thủy sản trong khu vực cấm, Nghị định quy định phạt tiền từ 70 -
90 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở
lên làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai
thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác
thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm bị phạt từ 10 - 200 triệu đồng.
Hành vi vi phạm
quy định về quản lý khu bảo tồn biển bị phạt từ 50 - 200 triệu đồng.
Đối với vi phạm
quy định về giống thủy sản, Nghị định quy định phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng
đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục
loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc
chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Hành vi vi phạm
quy định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị
phạt tiền từ 2 - 50 triệu đồng.
Nghị định có
hiệu lực từ 20/5/2024.
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ
15/5
Phó Thủ tướng
Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định
về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, về
nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân, hằng năm, sau khi kiểm tra chi
phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán
điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông
số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ
điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ
phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản
chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Trong năm, giá
bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu
phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo
thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa
được tính vào giá điện.
Khi giá bán điện
bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá
điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện
bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá
điện được phép điều chỉnh tăng.
N: TT KC&XTTM-TH