Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
Giai đoạn 2015 -
2020, ngành Công Thương Nam Định được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng khá cao
trong bức tranh kinh tế xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình
quân 14,2%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (13-14%/năm). Các ngành công nghiệp chủ yếu
của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Ngành Cơ khí chế tạo, điện, điện tử
tăng bình quân 16,7%/năm và chiếm 23%; ngành Dệt may, da giày tăng bình quân
14%/năm và chiếm 49% giá trị sản xuất công nghiệp...Về tỷ trọng cơ cấu tổng sản
phẩm: Sản phẩm công nghiệp năm 2010 chiếm 23,01%; năm 2015 là 25,27%; năm 2018
là 28,94 %; năm 2020 đạt trên 30%/năm trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Số
lao động công nghiệp 163.360 người năm 2015, đến năm 2020 số lao động công
nghiệp tăng hơn 40.000 người so với năm 2015.
Đến nay tỉnh đã có 1.224 doanh nghiệp và 33.847
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Đã có 05 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt quy hoạch phân
khu/quy hoạch chi tiết xây dựng gồm các KCN (Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, dệt
may Rạng Đông, Mỹ Thuận) với tổng diện tích 1.243,9 ha, trong đó, KCN Hòa Xá,
Bảo Minh đã lấp đầy; KCN Mỹ Trung lấp đầy khoảng 29%; KCN dệt may Rạng Đông lấp
đầy khoảng 10,63% và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để thu hút nhà đầu
tư, đây là KCN được quy hoạch tập trung cho ngành dệt may; KCN Mỹ Thuận
(158,48ha) UBND tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư triển khai dự án, phấn đấu khởi công
trong Quý IV/2021. Lũy kế đến nay, trên địa bàn các KCN có 184 dự án đầu tư của
158 nhà đầu tư thứ cấp; Trong đó có 51 dự án của 47 nhà đầu tư nước ngoài. Tổng
số vốn đăng ký là 7.662 tỷ đồng và 1.004,52 triệu USD, vốn thực hiện là 4.218
tỷ đồng và 624,562 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 (giá so
sánh 2010) đạt 23.500 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm (25.570 tỷ đồng), tăng
6,8% so với năm 2019. Lao động làm việc 4,3 vạn người, bằng 89,6% kế hoạch năm,
thu nhập bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng. Nộp ngân sách nhà nước năm 2020
đạt 420 tỷ đồng, bằng 89% kế hoạch năm (470 tỷ), tăng 5% so với năm 2019.
Tổng số cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên
địa bàn tỉnh là 57 CCN, với tổng diện tích các CCN được quy hoạch trên địa bàn
tỉnh đến năm 2025 là 1.623,77 ha. Đã có 24 CCN được thành lập với tổng diện
tích 528,37 ha, trong đó 20 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích 395,67 ha; tỷ
lệ lấp đầy trung bình của các CCN đạt khoảng 74%, nhiều CCN đã lấp đầy 100 %
như CCN thị trấn Cổ Lễ, CCN Cát Thành (Trực Ninh); CCN La Xuyên, CCN Tống Xá
(huyện Ý Yên),…. Các CCN đã đi vào hoạt động, hạ tầng kĩ thuật như hệ thống
giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước tương đối hoàn
chỉnh; 16/20 CCN chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 03/20
CCN được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (vốn đầu tư cho hệ
thống xử lí nước thải là 27,5 tỷ đồng, trong đó: CCN An Xá 16 tỷ đồng, CCN Xuân
Tiến 5 tỷ đồng, CCN Tống Xá 6,5 tỷ đồng). Hiện nay, chỉ có 02/03 hệ thống xử lí
nước thải tập trung CCN được đưa vào hoạt động ổn định tại CCN An Xá và CCN
Xuân Tiến. Các CCN đã thu hút được 492 dự án với số vốn đăng ký đầu tư là 4.276,9
tỷ đồng, số vốn thực hiện đầu tư là 3.798,8 tỷ đồng, thu hút gần 2 vạn lao
động.
Đồng thời, tỉnh đã thu hút được một lượng lớn các
doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 98 làng nghề công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), bao gồm: 11
làng nghề chế biến nông lâm thủy sản; 51 làng
nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí,
tái chế và 34 làng nghề sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ. Trong đó, có 94 làng nghề cũ, khôi phục và phát triển
mới 4 làng nghề. Hiện tại Tỉnh đã xét, công nhận được 51 làng nghề
CN-TTCN. Các làng nghề CN-TTCN khu vực nông thôn trong tỉnh duy trì và
phát triển sản xuất đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN
toàn tỉnh.
Chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ doanh
nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp

Đồng chí Ngô Gia Tự - Nguyên UV BTV Tỉnh ủy - Phó CT thường trực UBND
tỉnh
trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm
2019
Trong giai đoạn 2015-2020, để
thu hút đầu tư, phát triển CN – TTCN trên địa bàn, tỉnh Nam Định đã ban hành
các chủ trương chính sách cụ thể như sau: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/6/2016
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016÷2020; Các
Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế
hoạch số 85/KH-UBND ngày 31/8/2017 thực hiện Chương trình hành động số
15-CTr/TU ngày 01/8/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa; Quyết định số 34/2016/QĐ/UBND ngày 09/9/2016 về Quy chế phối hợp giữa
các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc cấp, điều chỉnh quyết định chủ
trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án ngoài KCN; Quyết
định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 về việc ban hành Quy chế phối hợp giải
quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án không sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định; Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày
19/10/2018 triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính
phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25/12/2018 về thực hiện cắt
giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Cơ chế chính sách
hỗ trợ phát triển các CCN: Chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với CCN được thực hiện theo quy định tại
Nghị định 68/NĐ-CP ngày 25/5/2017 về quản lý, phát triển CCN. Bên cạnh đó tỉnh
Nam Định đã ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối
với hoạt động khuyến công trên địa địa bàn tỉnh tại Quyết định 35/QĐ-UBND ngày
26/10/2015 và Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 11/01/2019 sửa đổi nội dung
một số điều của Quyết Quyết định 35/QĐ-UBND ngày 26/10/2015, trong đó nội dung
hỗ trợ phát triển CCN gồm: chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết CCN, mức hỗ trợ
50% chi phí, không quá 500 triệu đồng/CCN; hỗ trợ sửa chữa, nâng cáp hệ thống
xử lý ô nhiễm môi trường tại các CCN, mức hỗ trợ 30% chi phí, không quá 1.500
triệu đồng/CCN./.
N: Phòng Quản lý Công nghiệp