image banner



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ chuyển đổi số
    Mặc dù đã qua thời kỳ cao điểm khó khăn của dịch bệnh Covid-19, người dân hiện nay đã có cuộc sống bình thường ổn định trở lại, song hậu quả của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, hành vi mua và thói quen tiêu dùng của người dân. Mua sắm online đã phát triển nhanh chóng dần trở thành xu hướng mới của nhiều người. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhanh chóng có mặt trên các nền tảng số để đến với khách hàng. Người tiêu dùng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, cả thế giới hàng hoá dịch vụ từ xa xỉ, cao cấp, đến hàng tiêu dùng hàng ngày; từ các trang mua sắm nước ngoài đến trong nước, hay siêu thị, cửa hàng tại địa phương … chỉ cần vài phút để chọn lựa, đặt hàng là có thể hoàn thành các giao dịch mua bán. Sự thay đổi hành vi tiêu dùng có những tín hiệu tích cực về mặt kinh tế – xã hội, đó là cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và có lợi nhuận nhiều hơn. Mặc khác, sự thay đổi này cũng là kẽ hở cho việc lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Các mặt hàng giả ngày càng đa dạng, từ đồ ăn, thức uống đến đồ điện tử, thậm chí tem chống hàng giả cũng bị làm giả. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý thương mại từ phía Nhà nước chặt chẽ hơn để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.
    Năm 2022, Sở Công Thương đã tổ chức in ấn 8.000 tờ gấp pháp luật lưu ý tới người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến và cách giải quyết khi có phát sinh thắc mắc, phát sinh tranh chấp khi mua hàng trực tuyến. Theo đó, trước khi mua hàng, người tiêu dùng cần:
    - Chọn địa chỉ trang web tin cậy, cẩn trọng với những trang web yêu cầu tải phần mềm hay điền thông tin tài chính/ thông tin cá nhân để nhận mã giảm giá.
    - Đọc nhận xét, đánh giá và nghiên cứu kĩ lưỡng về sản phẩm.
    - So sánh tổng giá trị giao dịch (bao gồm phí giao hàng, thuế) thay vì chỉ so sánh giá bán giữa các sàn điện tử, nhà phân phối trực tuyến.
    - Đọc kĩ các điều khoản và điều kiện, chính sách đổi trả, dịch vụ hậu mãi.
    - Chọn phương thức thanh toán an toàn, thanh toán khi nhận hàng.
    Trong quá trình giao hàng:
    - Đảm bảo tính an toàn và bảo mật của trang web bán hàng.
    - Chú ý các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung, đặc biệt về phương thức vận chuyển, chi phí và chính sách đổi trả hàng.
    Sau khi mua hàng:
    - So sánh, đối chiếu chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra với sản phẩm/dịch vụ thực tế nhận được.
    - Nếu phát sinh các vấn đề về chất lượng sản phẩm, liên hệ ngay nhà cung cấp để nhận được các chính sách đổi trả, hoặc khắc phục hậu quả ngoài ý muốn do vận chuyển…
    Mọi thắc mắc khi phát sinh tranh chấp, liên hệ ngay:
    - Nhà bán hàng/sàn thương mại điện tử để giải quyết .
    - Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí: 1800.6838.
    - Gửi đơn khiếu nại tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương. Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; SĐT: 024.2220.5002; email: vcca@moit.gov.vn; Website: vcca.gov.vn.
Nguồn: Phòng Quản lý Thương mại
 
Cơ quan chủ quản: Sở Công Thương tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 31- đường Vị Xuyên – TP Nam Định
Số điện thoại đường dây nóng: 02283.640.478; Email: socongthuong@namdinh.chinhphu.vn 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đặng Ngọc Rung - Phó Giám đốc.
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 26/10/2023.

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang