image banner



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hướng dẫn lập kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

    Theo quy định tại Luật Hoá chất năm 2007; Điều 20; Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 và Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì chủ đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (PNƯPSCHC). 

    Sở Công Thương Nam Định đề nghị các cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh rà soát, tổng hợp các loại hoá chất sử dụng và tồn trữ tại đơn vị mình. Trên cơ sở đó xác định phải xây dựng Kế hoạch hay Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau: 

    1. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 

     - Đối tượng phải xây dựng Kế hoạch: Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Điều 20 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục IV phải xây dựng Kế hoạch PNƯPSCHC đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm.

     - Danh sách hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và tại Điều 20 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022.

       - Hồ sơ, thời hạn thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch: quy định tại Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

        - Cơ quan thẩm định, phê duyệt: Bộ Công Thương

          * Lưu ý: Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo về Bộ Công Thương để được hướng dẫn.

     2. Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 

      - Đối tượng phải xây dựng Biện pháp: Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp PNƯPSCHC trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động. 

    - Nội dung Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy định tại Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

     *Lưu ý: trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp PNƯPSCHC đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý.

    Sau khi xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch PNƯPSCHC đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Hàng năm các đơn vị tổ chức diễn tập phương án ƯPSCHC đã được xây dựng trong Kế hoạch hoặc Biện pháp với sự chứng kiến của Sở Công Thương./.

 
Cơ quan chủ quản: Sở Công Thương tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 31- đường Vị Xuyên – TP Nam Định
Số điện thoại đường dây nóng: 02283.640.478; Email: socongthuong@namdinh.chinhphu.vn 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đặng Ngọc Rung - Phó Giám đốc.
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 26/10/2023.

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang