image banner



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NĂNG LƯỢNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2030 VÀ TẦM NHÌN 2045
anh tin bai
           Là một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam là một nước thu nhập trung bình với dân số 97 triệu người và có một thị trường năng lượng thuộc nhóm lớn nhất trong khu vực. Hệ thống năng lượng của Việt Nam lớn thứ hai trong khu vực ASEAN về công suất lắp đặt, chỉ đứng sau Indonesia.
           Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn khởi động của quá trình chuyển dịch năng lượng khi điều chỉnh chiến lược phát triển của mình theo kịp các công nghệ và ngành đang thay đổi nhanh chóng. Giai đoạn này trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam đặt ra các thách thức to lớn đối với đất nước trong 10-20 năm tới. Tuy nhiên, cũng có những cơ hội lớn cho đất nước để nắm bắt và thiết lập các nền tảng ổn định và lâu dài hơn cho phát triển kinh tế bền vững, dài hạn. Các điểm dưới đây vẫn là cơ hội chính và sẽ được nghiên cứu chi tiết, phân tích với các bài học kinh nghiệm rút ra trong các chương tiếp theo: Việt Nam phải thiết lập một khung chính sách mạnh mẽ cho toàn bộ ngành năng lượng, trong đó có ngành điện. Khung này sẽ không được xem là cố định mà phải linh hoạt và có thể điều chỉnh. Cần liên tục hoàn thiện và điều chỉnh, cập nhật và bổ sung các cơ chế, công cụ, phương pháp mới để phù hợp với môi trường đang thay đổi nhanh chóng. Là một nước mới tham gia vào sân chơi chuyển dịch năng lượng, Việt Nam có thể tận dụng các bài học kinh nghiệm từ các lộ trình, phương pháp, công nghệ và quy định trước đó từ các thị trường VNEEP1 được xây dựng và thực hiện cho giai đoạn 2006-2010, VNEEP2 cho giai đoạn 2011-2015, và VNEEP3 cho giai đoạn 2019-2030, cho phép Việt Nam tránh được các thất bại và bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài của mình ở mức chi phí hợp lý cho người dân và doanh nghiệp của nước này. Một số công nghệ năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi và trên bờ, điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà, tích trữ điện năng, xe điện) đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh khi trở nên cạnh tranh về chi phí so với các phương án khác. Sự triển khai ồ ạt liên tục của các công nghệ này sẽ tiếp tục làm giảm chi phí công nghệ, đẩy nhanh đường cong công nghệ trên khắp thế giới. Tất cả các cơ hội này cho phép Việt Nam thông qua các công nghệ sạch và có thể tái tạo và mang lại vị thế tốt hơn cho ngành năng lượng và nền kinh tế Việt Nam để phát triển trong một mô hình năng lượng mới của thế kỷ 21. Các cải tiến về công nghệ năng lượng đã làm giảm chi phí, tạo ra việc làm và hỗ trợ giảm phát thải CO2 từ hoạt động năng lượng. Bằng cách chọn ra thời điểm đúng đắn để thông qua các công nghệ mới này trong sự phát triển theo đường cong chữ S, Việt Nam có thể đẩy nhanh sự chuyển dịch năng lượng của mình theo hướng xã hội các-bon thấp, bảo đảm tính hợp lý về giá cả, tính bền vững và an ninh của hệ thống năng lượng. Các xu hướng mới (cải tiến về công nghệ, các nhu cầu mới, các quy định chính sách mới) là rõ ràng. 
       
anh tin bai
            Việt Nam có thể sử dụng các xu hướng thay đổi cuộc chơi này để tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống năng lượng, thúc đẩy an ninh năng lượng, và cải thiện phúc lợi cho người dân của mình. Có nhiều ví dụ về chuyển dịch năng lượng tại các quốc gia cụ thể trong các chương và phần tiếp theo, nêu bật tính phức tạp của nhiệm vụ trước mắt cũng như là các lợi ích mà các lộ trình chuyển dịch đó có thể mang lại cho Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm từ các ví dụ này là tất cả các bên hữu quan – và đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách – nên xem xét giá trị lâu dài và vô số lợi ích của sự chuyển dịch năng lượng đối với đất nước, bao gồm phát triển công nghiệp bền vững, thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, và tạo việc làm, không khí sạch hơn cho tất cả mọi người./.

Một số hình ảnh của hội nghị:

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
 
Cơ quan chủ quản: Sở Công Thương tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 31- đường Vị Xuyên – TP Nam Định
Số điện thoại đường dây nóng: 02283.640.478; Email: socongthuong@namdinh.chinhphu.vn 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đặng Ngọc Rung - Phó Giám đốc.
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 26/10/2023.

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang